Túi khí ô tô và những điều bạn cần biết – Kì I

Túi khí là một trong những thiết bị an toàn không thể thiếu trên hầu hết các mẫu ô tô hiện nay. Bộ phận này có cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động như thế nào để đảm bảo an toàn cho hành khách trên xe, hay cùng đến với phần tư vấn của chuyên gia kỹ thuật đại lý Toyota Cần Thơ để hiểu hơn về hệ thống an toàn này.

Túi khí ô tô và những điều bạn cần biết – Kì I

Hiện nay, hầu hết các mẫu xe ô tô đều được lắp đặt túi khí như một trang bị tiêu chuẩn. Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp xảy ra va chạm nào cũng có thể kích hoạt hệ thống túi khí trên ô tô, đôi khi còn phản tác dụng gây chấn thương cho hành khách. Để phát huy hiệu quả tối đa, người sử dụng xe nên hiểu rõ và cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống túi khí, như vậy sẽ an tâm hơn mỗi khi di chuyển.

Trên ô tô có những loại túi khí nào?

Trên các mẫu ô tô hiện đại, hệ thống túi khí được trang bị hầu hết ở các vị trí ghế ngồi để có thể bảo vệ an toàn cho người lái trong trường hợp xảy ra va chạm.

Túi khí ô tô và những điều bạn cần biết – Kì I

Chính vì vậy, hầu hết các mẫu xe hiện nay đều được trang bị túi khí phía trước cho người lái và hành khách (loại một giai đoạn và loại 2 giai đoạn), túi khí đầu gối (cho người lái). Một số xe còn có thêm hệ thống túi khí bên, túi khí bên phía trên (hay còn gọi là túi khí rèm) để góp phần giảm các chấn thương ở vùng đầu, cổ, ngực, mặt của người lái và hành khách khi xe xảy ra va chạm.

Hệ thống túi khi cấu tạo như thế nào?

Tùy thuộc vào mỗi vị trí, các túi khí sẽ có cấu tạo khác nhau.

Đối với túi khí người lái (đệm vô lăng): Cụm túi khí SRS cho ghế người lái được đặt trong đệm vô lăng. Cụm túi khí này không thể tháo rời ra được. Bao gồm có bộ thổi khí, túi và đệm vô lăng.

Túi khí ô tô và những điều bạn cần biết – Kì I

Bộ thổi khí loại kép để điều khiển quá trình bung ra của túi khí theo hai cấp. Theo vị trí trượt của ghế, đai an toàn có được thắt chặt hay không và mức độ va đập, thiết bị này điều khiển tối ưu sự bung ra của túi khí.

Đối với túi khí hành khách phía trước, túi khí bên: Bơm gồm có bộ phận ngòi nổ, đầu phóng, đĩa chắn, hạt tạo khí, khí áp suất cao .v.v. Túi khí được bơm căng bởi khí có áp suất cao từ bộ tạo khí. Bộ thổi khí và túi được đặt trong một vỏ và đặt ở trong bảng táp lô phía hành khách.

Túi khí ô tô và những điều bạn cần biết – Kì I

Túi khí hoạt động thế nào khi xảy ra va chạm?

Khi xảy ra va chạm, dây đai an toàn và bộ căng đai khẩn cấp hoạt động trong quá trình xe va đập mạnh từ phía trước. Kết quả là dây đai sẽ bị kéo lại một lượng nhất định trước khi người lái hoặc hành khách dịch chuyển khỏi ghế về phía trước, do đó lượng dịch chuyển về phía trước của người lái và hành khách bị giảm đi. Sự kết hợp giữa túi khí và đai an toàn có bộ căng đai khẩn cấp sẽ làm cho việc bảo vệ người lái và hành khách ở phía trước được tốt hơn.

Túi khí ô tô và những điều bạn cần biết – Kì I

Khi va chạm, cảm biến túi khí xác định mức độ va chạm và khi mức độ này vượt quá giá trị qui định của cụm cảm biến túi khí trung tâm (cụm cảm biến túi khí), thì ngòi nổ nằm trong bộ thổi túi khí sẽ bị đánh lửa. Ngòi nổ đốt chất mồi lửa và hạt tạo khí và tạo ra một lượng khí lớn trong thời gian ngắn.

Túi khí ô tô và những điều bạn cần biết – Kì I

Khí này bơm căng túi khí để giảm tác động lên người trên xe đồng thời ngay lập tức thoát ra ở các lỗ xả phía sau túi khí. Điều này làm giảm lực tác động lên túi khí và cũng đảm bảo cho người lái có một thị trường cần thiết để quan sát.

Túi khí ô tô và những điều bạn cần biết – Kì I

Vậy có phải trong trường hợp va chạm nào túi khí trên ô tô cũng hoạt động? Mời quý bạn đọc theo dõi tiếp kì II của loạt bài viết này dưới sự tư vấn của chuyên gia kỹ thuật đại lý Toyota Cần Thơ.

Cảm ơn đội ngũ tư vấn của đại lý Toyota Cần Thơ đã hỗ trợ chúng tôi hoàn thành bài viết này!

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ