Trách nhiệm sau tai nạn: Trung tâm đào tạo và giáo viên dạy lái cũng có phần

Theo Bộ Công an, nếu tài xế gây ra tai nạn, trung tâm và giáo viên đào tạo tài xế đó cũng phải chịu trách nhiệm liên quan.

Theo Cục CSGT (C08, Bộ Công an), đang có 463 cơ sở đào tạo lái xe và 121 trung tâm sát hạch lái xe trên cả nước được các cơ quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức đầu tư theo cơ chế xã hội hóa, hoạt động độc lập.

Trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ tham mưu báo cáo Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan để thực hiện xã hội hoá triệt để các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe sử dụng nguồn kinh phí nhà nước.

Được Cục CSGT đề cập trong thuyết minh về dự án Luật đảm bảo TTATGT, công tác quản lý đào tạo lái xe hiện nay chưa thật sự chặt chẽ, thiếu việc thực hiện hoặc kiểm soát thường xuyên khiến nhiều học viên "hổng" kiến thức nhưng vẫn lấy được GPLX. Giáo viên trong khi đó lại không phải bất cứ trách nhiệm nào.

Dự thảo luật đề xuất chuyển trách nhiệm đào tạo, sát hạch và cấp GPLX từ Bộ GTVT sang Bộ Công an. Nhiệm vụ của bộ Công an khi tiếp nhận là nghiên cứu, thiết kế lại chương trình đào tạo ngắn gọn, hiệu quả, tiết kiệm thời gian lẫn tài chính cho người học lái xe.

Cục CSGT cho biết hình thức đào tạo và trung tâm sát hạnh sẽ được lựa chọn bởi học viên. Những cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch không đáp ứng đủ điều kiện về chất lượng đào tạo, giáo viên hay cở sở vật chất sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.

Đào tạo lái ô tô

Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục CSGT, cũng khẳng định rằng Luật đảm đảo TTATGT quy định cơ sở đào tạo và giáo viên dạy lái phải tăng cường trách nhiệm đối với chất lượng của học viên.

Như vậy, dữ liệu đầu vào của học viên sẽ được lưu trữ đầy đủ gồm cả việc chọn giáo viên và trung tâm nào. Khi có tai nạn giao thông xảy ra, tài xế vẫn phải chịu trách nhiệm chính nhưng đồng thời trung tâm và thậm chí cả giáo viên giảng dạy tài xế đó đều phải chịu một phần trách nhiệm. 

Cục phó C08 phát biểu rằng giáo viên dạy lái sẽ được phân theo rank (cấp - PV) từ cao xuống thấp theo số vi phạm/vụ tai nạn do học viên gây ra. Những dữ liệu này đều được lưu trên hệ thống và công khai cho mọi người cùng biết. Giáo viên có rank thấp sẽ không có học viên chọn, từ đó kích thích tự nâng cao trách nhiệm của người đào tạo.

Đại tá Bình nhấn mạnh tài xế ra đường xi-nhan mà không nhìn, chỉ biết đánh lái thì trách nhiệm rõ ràng phải quy về cho cả người đào tạo và sát hạch.

Tài xế sẽ được cấp giấy chứng nhận đào tạo

Bộ Công an cũng đề xuất trong dự thảo Luật Đảm bảo TTATGT về việc người học lái xe được đào tạo hoặc tự học các kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ; về kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông, kỹ năng phòng ngừa TNGT, sơ cứu ban đầu, văn hóa ứng xử...

Người học lái xe sẽ được kiểm tra bởi cơ sở đào tạo và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo sau khi kết thúc khoá học.

Đặc biệt, người muốn nâng hạng GPLX phải có đủ thời gian lái xe an toàn được quy định cho từng hạng GPLX; người muốn nâng hạng GPLX lên hạng D2, D ít nhất phải tốt nghiệp trung học cơ sở.

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ