Tiết kiệm chi phí khi bảo dưỡng xe ô tô
Kiểm tra lịch bảo dưỡng xe
Tài xế nên xem lại lịch bảo dưỡng xe định kỳ trước khi đến garage, kiểm tra số km đã đi và mang theo các giấy tờ liên quan đến thời hạn bảo hành. Điều này sẽ giúp chủ xe phần nào xác định được lịch bảo dưỡng của xe, các chi tiết cần được thay thế theo đúng định kỳ. Bởi mỗi dòng xe máy đều được nhà sản xuất khuyến cáo về việc thay thế các bộ phận như: nước làm mát, dầu nhớt máy, dầu hộp số, dây cu roa... tương ứng với thời gian đã sử dụng xe cũng như quảng đường đã đi. Trong 1-2 năm đầu, chủ xe nên mang xe đến đại lý bảo dưỡng, vì đang trong thời hạn bảo hành nên sẽ có nhiều quyền lợi kèm theo.
Xem thêm: Phân biệt bảo dưỡng ô tô và bảo hành ô tô
Vệ sinh, kiểm tra xe trước khi đi bảo dưỡng
Bạn nên vệ sinh, kiểm tra xe trước khi bảo dưỡng để nắm tình trạng hoạt động của xe cũng như từng chi tiết trên xe, ví dụ như đèn xe, lốp, mâm, dầu nhớt…
Nếu phát hiện bộ mâm (vành) bị gỉ sét bạn nên thay thế. Bên cạnh đó, mâm xe bị cong, vênh… khi chạy, xe có hiện tượng giật và thiếu sự êm ái. Tuy nhiên nếu bạn thấy độ cong, vênh không quá lớn, có thể lựa chọn giải pháp ép lại mâm để tiết kiệm chi phí.
Việc vệ sinh xe, sẽ giúp bạn phát hiện được các chi tiết trên xe có bị trầy hay nứt, vỡ và cần phải thay thế hay không? Đồng thời sẽ loại bỏ bụi bẩn, bùn đất bám vào thành động cơ, ống pô… giúp xe đạt được hiệu quả tản nhiệt tốt nhất. Về việc kiểm tra xe, chủ xe nên lưu ý đến một số chi tiết sau đây:
Đèn xe: kiểm tra hệ thống đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan, đèn chiếu sáng bảng đồng hồ trung tâm… có bị nứt vỡ bóng và có đang hoạt động bình thường không.
Lốp, mâm xe: lưu ý đến độ mòn của lốp. Nếu gai lốp đã quá mòn, hay phát hiện thành lốp bị phù… cần thay thế để đảm bảo an toàn. Nếu các gờ của bánh xe vẫn còn ở mức cùng với tia ở cạnh bên của bánh xe thì việc thay thế là chưa cần thiết. Nếu phát hiện bộ mâm vành bị rỉ sét, cong, vênh bạn nên thay thế. Tuy nhiên, nếu độ cong, vênh không quá lớn, bạn nên chọn giải pháp ép lại mâm để tiết kiệm chi phí.
Dầu nhớt: dựa trên lịch bảo dưỡng định kỳ, số km mà xe đã vận hành kể từ lần thay thế gần nhất bạn sẽ biết đã đến thời điểm thay nhớ hay chưa. Thông thường, đối với một số mẫu xe máy, xe tay ga, nhà sản xuất khuyến cáo nên thay nhớt máy sau khoảng 2.000 km.
Tham khảo trước giá phụ tùng cần thay
Dù chọn cơ sở bảo dưỡng nào bạn cũng nên tham khảo trước giá thay thế phụ tùng. Điều này sẽ giúp bạn tính toán được chi phí bảo dưỡng xe hợp lý với túi tiền của mình. Tại một số đại lý chính hãng, giá bán phụ tùng thường được niêm yết. Tại những cơ sở nhỏ, bạn nên đối chiếu với giá phụ tùng từ đại lý chính hãng để tránh trường hợp thay thế các phù tùng kém chất lượng với mức giá cao hơn.
Theo dõi thợ bảo dưỡng xe
Khi thợ sửa xe đề nghị thay thế một số bộ phận, bạn nên dành thời gian kiểm tra lại bộ phận đó đã đến thời điểm được nhà sản xuất khuyến cáo nên thay thế chưa hay có nhất thiết phải thay khi xe đang hoạt động bình thường không, ví dụ như xích xe, dây cua roa, bugi, bình ắc quy…
Lưu giữ hóa đơn, giấy bảo hành
Đại lý sẽ xuất hóa đơn và phiếu bảo hành sau khi hoàn tất quá trình bảo dưỡng. Bạn cần lưu giữ tất cả giấy tờ này để tránh trường hợp xe không may gặp sự cố ở các bộ phận vừa thay thế. Nếu không có các hóa đơn thanh toán hay giấy bảo hành phụ tùng, bạn sẽ phải tốn thêm chi phí để khắc phục.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!