Thế nào là hiện tượng “mất lái”?
Hiểu thế nào là “mất lái”?
Cụm từ “mất lái” hiện nay được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên, hiểu đúng nghĩa, đúng nội dung của “mất lái” lại là chuyện khác. Thực tế, trên các diễn đàn, nhiều người vẫn hay tranh cãi về cách hiểu “như thế nào là mất lái” và hiện cũng chưa có định nghĩa chính xác và nhất quán về thuật ngữ này.
Mặc dù vậy, theo cách giải thích phổ biến hiện nay, “mất lái” là cụm từ dùng để diễn tả hiện tượng người điều khiển phương tiện giao thông mất kiểm soát phương tiện mình đang điều khiển. Hiện tượng mất lái thường diễn ra rất bất ngờ và nhanh đến mức người điều khiển phương tiện hầu như không kịp phản ứng và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn ngiêm trọng.
Nguyên nhân xe mất lái
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất lái. Ngoài những nguyên nhân hay được các thành viên trên nhiều diễn đàn ô tô vẫn hay nêu ra như do vô-lăng mất tác dụng hoặc tài xế không làm chủ được tốc độ, thực tế vẫn còn khá nhiều nguyên nhân khác. Có thể phân loại gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan đến từ những lỗi kĩ thuật của xe (nổ lốp, một chi tiết nào đó trong hệ thống lái hoặc các bộ phận liên quan bị hỏng hóc, kẹt cứng, hệ thống bánh xe chưa được cân chỉnh chính xác...) hoặc điều kiện đường sá, thời tiết (đường xấu, đường trơn trượt,đá sỏi nhỏ, bùn lầy, trời mưa, tuyết,…).
Trong khi đó, nguyên nhân chủ quan đến từ người điều khiển phương tiện (không làm chủ được tốc độ, không làm chủ được chân ga, chân phanh, vào cua ở tốc độ cao,…).
Vậy làm thế nào để hạn chế “mất lái”?
Khi xác định được những nguyên nhân, các “bác tài” có thể đưa ra những giải pháp để hạn chế hiện tượng “mất lái”. Việc đầu tiên ần làm chính là thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe. Việc này nhằm hạn chế những hỏng hóc, giảm bớt những lỗi kĩ thuật có thể xảy ra, dẫn tới mất lái. Đặc biệt, cân chú ý bảo dưỡng định kỳ hệ thống lái và các chi tiết liên quan như vô lăng, rô-tuyn lái, vòng bi, gioăng cao su, luôn kiểm tra áp suất lốp, căn chỉnh góc đặt bánh xe...
Hạn chế lái xe trong điều kiện thời tiết xấu hoặc di chuyển vào những cung đường đường trơn trượt,đá sỏi nhỏ, bùn lầy… Khi đi qua những địa không thuận lợi phải giảm tốc độ, giữ khoảng cách với các phương tiện di chuyển cùng chiều, hạn chế phanh gấp, kéo phanh tay khi xe bị trượt bánh…
Tại những đoạn vào cua, bạn áp dụng cách chém cua hết mức có thể để giảm góc cua. Khi đi đường đồi núi có nhiều khúc cua tay áo thì phải lái xe áp vào bên núi, giảm tốc khi vào cua có bề mặt đường nghiêng về phía ta-luy âm (phía bên vực).
Tuy nhiên, những lời khuyên trên đây chỉ được sử dụng để “phòng bệnh”. Trong trường hợp xe “mất lái”, tài xê nên xử lý như thế nào? Tất nhiên, trên thực tế người lái xe không thể làm chủ được tình huống Tuy nhiên, để hạn chế thiệt hại, các chuyên gia cũng đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích.
Đầu tiên, khi xe chỉ mới mất trợ lực lái, người điều khiển xe cần giữ chặt vô-lăng bằng hai tay để duy trì quyền kiểm soát. Tài xế cần bình tĩnh để giảm tốc từ từ. Đồng thời, bật đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn xin vượt và cẩn trọng đưa xe vào khu vực có thể đỗ an toàn.
Trưởng hợp xe bị mất lái, tài xế sẽ không có nhiều sự lựa chọn. Điều quan trọng lúc này là giữ bình tĩnh, suy nghĩ rõ ràng, phản ứng dứt khoát để giảm tối đa thương vong và tổn thất. Nếu mặt đường phía trước khô, vắng xe, phanh gấp để dừng xe ngay lập tức. Còn ngược lại, khi đường ướt hoặc có tuyết, cần rà phanh, tránh phanh gấp để duy trì kiểm soát hướng di chuyển. Bởi khi bánh bị khóa cứng, lực bám ngang không còn, xe sẽ bị văng đi. Về số thấp phanh bằng động cơ.
Nếu đường nhiều xe hoặc là đường cao tốc, việc đầu tiên cần làm là phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn, còi để những người tham gia giao thông khác biết. Xe chạy trong đêm, cần bật đèn cảnh báo sự cố, nháy đèn pha - cốt liên tục để gây sự chú ý. Giảm tốc chậm để các xe khác có đủ thời gian phản ứng.
Phối hợp việc nhấp nhả phanh chân, phanh tay, về số để tìm quyền kiểm soát xe. Chuẩn bị tâm thế có một cú va chạm. Nếu khoảng cách với các xe phía sau đã giãn ra, phương án đạp phanh gấp cũng nên được tính tới.