Tầm quan trọng của đèn chạy ban ngày trên xe hơi

Nghiên cứu của ban an toàn giao thông ở Ủy ban châu Âu cho thấy đèn chạy ban ngày có thể giúp giảm thiểu tai nạn và thương vong.

Daytime Running Lights (đèn chạy ban ngày - DRL) là dãy đèn LED gắn phía trước đầu ô tô, có thể nằm ở cụm đèn pha chiếu sáng hay phía trên đèn sương mù, mục đích giúp tăng khả năng quan sát thụ động của xe, giúp những tài xế khác có thể quan sát được chiếc xe của bạn và đưa ra quyết định xử lý sớm hơn.

DRL

DRL mặc định tự động sáng mỗi khi nổ máy xe, vì vậy nếu thấy 1 chiếc xe đang sáng đèn chạy ban ngày thì có nghĩa là xe đang sẵn sàng chạy chứ không phải đang đậu, đỗ.

Nhiệm vụ của đèn chạy ban ngày không phải để giúp tài xế thấy đường đi, mà chức năng của nó là để các phương tiện khác nhìn thấy chiếc xe này. Nghiên cứu của ban an toàn giao thông ở Ủy ban châu Âu cho ta thấy đèn chạy ban ngày có thể giúp giảm thiểu tai nạn và thương vong xảy ra vào ban ngày.

Đèn chạy ban ngày

Ở nhiều quốc gia, luật chỉ bắt buộc mở đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc ban đêm, chính vì thế nên đèn chạy ban ngày được sinh ra và mặc định luôn luôn bật khi xe đang nổ máy. DRL bắt đầu trở thành trang bị bắt buộc trên xe hơi, xe tải cỡ nhỏ bán ra ở liên minh châu Âu (EU) từ tháng 2/2011, trên xe tải và xe buýt từ 8/2012.

Những chiếc ô tô bán ra trước đó ở EU không bắt buộc phải gắn thêm DRL nhưng ô tô sản xuất sau đó bắt buộc phải trang bị DRL. Mỗi quốc gia lại có những tiêu chuẩn riêng về đèn DRL trên xe hơi bán ra ở nước họ. Đèn DRL tiêu thụ tối đa bằng khoảng 25-30% năng lượng so với đèn chiếu sáng tiêu chuẩn. Với công nghệ LED, đèn DRL chỉ tốn 5-10W/bên, rất tiết kiệm.

DRLMột số yêu cầu cơ bản về đèn DRL:

- Đèn DRL được gắn phía trước ô tô, không bắt buộc vị trí cố định, nhà sản xuất có thể tích hợp nó chung với cụm đèn chiếu sáng hoặc thiết kế ở vị trí khác, tùy tính thẩm mỹ.

- Công suất tiêu thụ tối đa bằng khoảng 25-30% so với đèn chiếu sáng tiêu chuẩn.

- Đèn DRL phải tự bật khi máy xe nổ và tắt khi máy xe tắt

- Nếu ô tô có DRL được gắn ở gần với đèn xi-nhan thì khi bật xi-nhan, DRL phải tự tắt đi để không làm người đối diện lẫn lộn tín hiệu. Một số ô tô có chức năng đèn DRL chớp tắt cùng lúc với xi-nhan (ví dụ: xe Audi) để những ô tô khác dễ thấy hơn.

- Vì đèn DRL là đèn chạy ban ngày, cho nên khi trời tối nó có thể gây nhòe, chói mắt, vì vậy khi bật đèn chiếu sáng thì DRL phải tự tắt, trừ trường hợp DRL của ô tô đó có chế độ tự giảm độ sáng xuống nhằm không gây chói mắt ô tô đối diện.

Các lợi ích của đèn DRL:

- Thấy đèn DRL sáng tức là xe đó đang nổ máy và đang sẵn sàng chạy chứ không phải nó đang tắt máy đứng im.
- DRL giúp tăng độ sáng trực quan, 2 xe chạy ngược chiều nhau đều có DRL giúp tài xế phát hiện ra nhau từ xa.
- DRL được cho là có tác dụng giảm bớt việc đèn xi-nhan bị che khuất (vì 1 số đèn DRL có chức năng chớp tắt cùng lúc với xi-nhan).
- Trong trường hợp có nhiều xe ngược chiều đang chạy tới, xe có DRL sẽ dễ được phát hiện từ xa hơn.

Về Carmudi:

Carmudi là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trảo đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

Carmudi Việt Nam

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ