Quy trình bảo dưỡng xe ô tô đúng cách

Hầu hết tất cả các trung tâm bảo dưỡng chính hãng hoặc gara sửa xe hiện có trên thị trường đều thực hiện đúng theo quy trình bảo dưỡng xe ô tô

Quy trình bảo dưỡng xe ô tô

Bước 1: Kiểm tra lốp xe ô tô

Theo các chuyên gia khuyến cáo, nếu không phải di chuyển xe thường xuyên dưới điều kiện khắc nghiệt hoặc không có điều gì bất thường, chủ xe nên thay lốp xe ô tô sau khi đã đi được khoảng 50000km. Bởi vì lốp xe ô tô là bộ phận duy nhất tiếp xúc với mặt đường để tạo ra cảm giác lái cho tài xế, đảm bảo an toàn và êm ái khi vận hành. Khi lốp không đủ căng, bị mòn hoặc gãy nứt có thể khiến xe chao đảo, tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn; thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.

Bước 1: Kiểm tra lốp xe ô tô


Việc kiểm tra lốp xe định kỳ theo lịch bảo dưỡng sẽ đảm bảo áp suất lốp xe ổn định, độ mòn đều và đáp ứng đúng quy định của nhà sản xuất.

Bước 2: Kiểm tra dầu nhớt

Dầu xe tốt, không lẫn kim loại sẽ hỗ trợ tối đa khả năng vận hành của xe ô tô. Mỗi loại xe kích cỡ khác nhau sẽ có mức thể tích dầu không giống nhau. Chẳng hạn xe 4 chỗ ngồi sẽ khác với xe 7 chỗ ngồi.

Bước 2: Kiểm tra dầu nhớt

Thông thường, các chủ xe nên kiểm tra dầu máy của xe 1 tuần/lần và nên đưa đến hãng bảo dưỡng thay nhớt sau 5000km đầu tiên, thay lọc dầu sau 10000km. Đây là một trong những điều bắt buộc trong mỗi quy trình bảo dưỡng ô tô hiện nay.

Nếu chủ xe tự kiểm tra dầu máy của xe thì có thể chạy xe trong vài phút cho mấy ấm rồi tắt động cơ, sau đó dùng que thăm dầu để kiểm tra mực dầu. 

Bước 3: Kiểm tra và vệ sinh lọc gió động cơ

Lọc gió trong ô tô có nhiệm vụ lọc sạch không khí trước khi không khí hòa trộn với nhiên liệu để đi vào buồng đốt. 

Nếu như lọc gió bị rách thì bụi bẩn sẽ dễ dàng bị hòa lẫn vào trong hệ thống động cơ, gây hư hỏng cho máy. 

Nếu bụi bẩn quá nhiều sẽ dẫn tới động cơ bị nghẹt, không khí bên ngoài sẽ khó để đi qua dẫn đến thiếu không khí để hòa trộn với nhiên liệu tạo hỗn hợp hòa khí lý tưởng.

Trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, nhân viên kỹ thuật sẽ tháo lọc gió để kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ hoặc có thể thay mới nếu lọc đã bị hư hỏng nặng.

Theo như khuyến nghị của các chuyên gia thì chủ xe nên thay lọc gió sau khi xe chạy được khoảng 50.000 km.

Bước 4: Kiểm tra lọc gió máy lạnh

Tương tự lọc gió động cơ, lọc gió máy lạnh có công dụng hạn chế các bụi bẩn đi vào bên trong nội thất, tạo không gian thoáng mát và sạch.

Sau một thời gian sử dụng, lọc gió máy lạnh cũng sẽ xảy ra hiện tượng bị đóng nghẹt bởi bụi bẩn và cần được làm sạch. Quy trình bảo dưỡng điều hòa ô tô là: trong trường hợp lọc gió máy lạnh bị rách sẽ được nhân viên kỹ thuật tại trung tâm bảo dưỡng thay mới, để đảm bảo nguồn không khí vào nội thất luôn sạch.

Bước 5: Kiểm tra ắc quy, hệ thống phanh xe ô tô

Bước 5: Kiểm tra ắc quy, hệ thống phanh xe ô tô

Các hoạt động đề máy, khởi động hệ thống động cơ hay giữ xe vẫn hoạt động khi dừng/đỗ xe, chiếc xe có còn hoạt động tốt không và độ sạch sẽ của các cực điện sẽ liên quan trực tiếp đến bình ắc quy của xe. Trong trường hợp phải thay ắc quy, đừng quên kiểm tra tổng thể nguồn điện để đảm bảo cả hệ thống vẫn hoạt động tốt.

Hệ thống phanh xe ô tô cũng cần được thay thế định kỳ để duy trì hiệu quả phanh tối ưu. 

Bước 6: Kiểm tra lọc xăng, mức dầu hộp số, mực nước làm mát, dầu thắng, nước rửa kính

Thợ sửa xe sẽ kiểm tra tổng thể các bộ phận và nhiên liệu cho xe ô tô như: lọc xăng, mức dầu hộp số, mực nước làm mát, dầu thắng, nước rửa kính… để đảm bảo các bộ phận phụ này vẫn hoạt động tốt, cũng như bổ trợ cho cả chiếc xe được vận hành êm mượt trên mọi cung đường.

Trong đó, một chiếc xe không thể hoạt động ổn định và bền bỉ nếu thiếu nước làm mát. Bởi vì khi xe hoạt động nhiệt lượng do động cơ sinh ra rất lớn, các chi tiết kim loại bên trong động cơ sẽ giãn nở, điều này không hề tốt cho hệ thống động cơ xe, cần có nước làm mát để hạ nhiệt khi xe hoạt động.

Bước 7: Kiểm tra cửa, kính chắn gió, cần gạt nước

Hãy định kỳ kiểm tra tất cả hệ thống cửa sổ, gương, kính chắn gió để phát hiện các vết nứt và thay thế bất kỳ bộ phận nào bị hư hỏng càng sớm càng tốt. Thay thế cần gạt nước mỗi năm 1 lần trước mùa mưa. Bởi vì, chỉ một lỗ hổng hoặc vết nứt trên kính chắn gió cũng đủ gây nguy hiểm cho người lái và hành khách phía trước.

Bước 8: Kiểm tra dây an toàn

Bước 8: Kiểm tra dây an toàn


Dây an toàn luôn được sử dụng khi tài xế và hành khách di chuyển trên xe ô tô, vì thế, nếu dây an toàn bị bẩn, không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh bởi có thể làm mài mòn dây đeo. Luôn giữ dây an toàn sạch sẽ để đảm bảo độ chắc chắn và không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ bên trong xe.

Đồng thời, đây là bộ phận không thể sửa chữa nên khi nhận thấy dây bị mòn, rách hoặc hư hỏng, cách tốt nhất là đưa đến trung tâm bảo dưỡng để được thay thế dây chất lượng phù hợp.

Bước 9: Kiểm tra hệ thống đèn

Kiểm tra độ sáng của hệ thống đèn như: đèn pha trước, đèn hậu, đèn phanh và các loại đèn tín hiệu khác. Tất cả đều được kỹ thuật viên thử nghiệm độ sáng, độ chiếu xa cũng như xem xét có bị lệch hay không để có thể kịp thời điều chỉnh, bởi vì những sai sót này có thể gây mất tập trung, nguy hại đến tài xế trong quá trình điều khiển.

Nên thay bóng đèn 2 năm 1 lần để đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến đi.

Bước 10: Vệ sinh nội thất

Bước 10: Vệ sinh nội thất

Cách giữ thông thoáng, sạch sẽ và kéo dài tuổi thọ cho các bộ phận trên xe chính là vệ sinh thường xuyên. Đặc biệt, khu vực nội thất xe cần được vệ sinh sau mỗi chuyến đi ngắn hoặc dài, để hạn chế các rác thải, đồ ăn hoặc vật thể lạ nằm dưới sàn nhà lâu, tạo điều kiện ẩm mốc và gây mùi hôi cho nội thất xe. Sau khi vệ sinh sạch sẽ nội thất, bạn nên khử mùi cho không gian trong lành suốt hành trình.

Trên đây là 10 bước quy trình bảo dưỡng xe ô tô cơ bản được Carmudi.vn tổng hợp. Nếu khách hàng còn có thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này hoặc muốn tìm hiểu về các mẫu xe ô tô mới, ô tô đã qua sử dụng máy xăng hoặc máy dầu để phục vụ việc mua bán xe ô tô, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết.

Carmudi Việt Nam

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ