Quy định mới về việc lắp camera hành trình sau ngày 01/7/2021

Xoay quanh những quy định mới về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, chủ xe cần lưu ý những thông tin sau để tránh bị phạt. Cụ thể được quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP liên quan đến lắp camera hành trình bắt buộc cho xe ô tô kinh doanh vận tài hành khách và hàng hóa.

Camera hành trình là gì?

Camera hành trình có tên gọi khác là camera giám sát hành trình, là thiết bị không thể thiếu cho xe ô tô, có chức năng ghi lại hình ảnh, âm thanh trong quá trình điều khiển xe.

Theo đó, thông tin sẽ được truyền tới người lái xe khi tham gia giao thông. Bất cứ ai có quyền truy cập từ xa thông qua các kết nối không dây đều xem được hình ảnh. Bên cạnh đó, camera hành trình giúp người lái xe quan sát trước sau, bao quát tầm nhìn đặc biệt vào ban đêm, chỉ dẫn đường qua hệ thống GPS, đọc biển báo giao thông, cảnh báo và đo tốc đô phương tiện đường bộ. Thiết bị này đem đến sự an tâm cho người lái xe tránh những sự cố va chạm bất ngờ.

Quy định mới tại khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP bắt buộc người điều khiển xe ô tô phục vụ mục đích kinh doanh vận tải và hàng hóa phải trang bị camera hành trình.

Điều 13. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô

2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Điều 14. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô

2. Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Camera phải đạt những tiêu chí nào?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, camera hành trình cần đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật khi lưu thông trên thị trường và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

b) Phải có chức năng ghi, lưu trữ dữ liệu video tại camera và an toàn dữ liệu khi bị mất nguồn điện, đảm bảo dữ liệu không bị mất, không bị xoá, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định; chức năng truyền dữ liệu hình ảnh về máy chủ để theo dõi, quản lý, lưu trữ theo quy định; chức năng thông báo trạng thái hoạt động của camera, thông báo trạng thái truyền dữ liệu về máy chủ. Trong trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, camera phải có khả năng lưu trữ và gửi lại đầy đủ dữ liệu về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại;

c) Định dạng của video tại camera lắp trên xe theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (toạ độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm);

d) Dữ liệu hình ảnh được trích xuất từ toàn bộ camera lắp trên xe phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ khi xe chạy (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải. Định dạng hình ảnh truyền về máy chủ theo chuẩn .JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640x480 pixel;

đ) Các dữ liệu được ghi và lưu giữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xoá hoặc không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.

2. Đơn vị kinh doanh vận tải quyết định vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe ô tô thuộc đơn vị mình để đảm bảo quan sát được toàn bộ hình ảnh người lái xe đang làm việc, khoang hành khách và các cửa lên xuống của xe; việc lắp đặt camera trên xe ô tô phải đảm bảo không can thiệp bất hợp pháp cũng như làm thay đổi việc ghi hình ảnh trung thực trên xe. Đơn vị kinh doanh vận tải niêm yết hướng dẫn sử dụng ở vị trí dễ quan sát để người lái xe theo dõi, các thông tin niêm yết gồm:

a) Số điện thoại, địa chỉ liên hệ đơn vị lắp đặt camera lắp trên xe;

b) Trạng thái hoạt động của thiết bị thông qua tín hiệu, báo hiệu;

c) Thao tác kết nối camera với máy tính hoặc kết nối với thiết bị đọc dữ liệu.

3. Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô.


Mức phạt như thế nào nếu không lắp camera hành trình?

Lỗi
Mức phạt
Người điều khiển
Đơn vị kinh doanh vận tải
Buộc phải lắp camera 
(điểm h khoản 11 Điều 28)
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không lắp camera theo quy định hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá trình tham gia giao thông.
01 - 02 triệu đồng
Cá nhân: 05 - 06 triệu đồng
(điểm p khoản 5 Điều 23)


Tổ chức: 10 - 12 triệu đồng
Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định hoặc có lắp nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông.
01 - 02 triệu đồng
(điểm o khoản 6 Điều 28)
(điểm c khoản 3 Điều 24)

Yêu cầu bắt buộc về việc lắp đặt camera hành trình cho các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa có thể nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng camera hành trình mang lại nhiều lợi ích, gia tăng sự an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông như:

  • Quan sát giao thông, đảm bảo an toàn khi lưu thông
  • Định vị, chỉ đường
  • Đọc biển báo, giúp chấp hành luật giao thông
  • Giám sát hành trình từ xa
  • Báo động chống trộm, đảm bảo an ninh
  • Trích xuất hình ảnh, phục vụ điều tra

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!