Những sự cố bất thường với hệ thống gạt mưa rửa kính ô tô
Gạt mưa, rửa kính đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch bụi bẩn, gạt nước đảm bảo tầm nhìn cho tài xế khi lái xe trong điều kiện trời mưa. Nhưng trên thực tế đây chỉ là một hệ thống phụ trên ô tô nên nhiều người thường không quan tâm. Thường xuyên không bảo dưỡng dẫn đến những hư hỏng và không thể gạt sạch bụi bẩn, nước đọng bề mặt kính khi cần thiết. Những nguyên nhân này rất dễ gây cản trở tầm nhìn cho người lái, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Qua quá trình chăm sóc xe cũng như bảo dưỡng ô tô. Vác kỹ thuật viên của Mobile Car Care đã chỉ ra những hư hỏng mà người dùng ô tô thường gặp với các chi tiết như cần gạt, chổi gạt, bộ phun nước rửa… cũng như cách khắc phục những sự cố này.
Chổi gạt, gạt không sạch bề mặt kính
Hệ thống này khi được bật vẫn hoạt động bình thường tuy nhiên lại không thể gạt nước mưa đọng trên bề mặt kính và gạt sạch bụi bẩn. Đây được xem là sự cố phổ biến nhất mà nhiều tài xế thường gặp khi sử dụng hệ thống gạt nước, rửa kính.
Bước đầu tiên người dùng ô tô nên kiểm tra chổi gạt. Chi tiết này làm bằng cao su nên theo thời gian sử dụng, dưới tác động từ các yếu tố môi trường thường bị mòn… Vì vậy, sau khi gạt thường xuyên để lại vệt nhỏ trên bề mặt kính hoặc phát ra tiếng kêu trong quá trình hoạt động.
Khi phát hiện chổi gạt quá mòn, bề mặt cao su bị rạn nứt hay chai cứng nên thay thế chổi gạt mới. Hiện nay, có rất nhiều loại chổi gạt được bán trên thị trường với mức giá cũng như chất lượng khác nhau. Người tiêu dùng ô tô nên lưu ý chọn những loại chổi gạt chính hãng hoặc của các thương hiệu lớn đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, sau khi thay thế chổi gạt, nên dùng dung dịch rửa kính, khăn vải mềm để lau sạch bụi bẩn còn bám lại trên bề mặt kính.
Cần gạt không khớp với kính
Trên thực tế, khi rửa hoặc đỗ xe dưới trời nắng nóng nhiều tài xế thường có thói quen dựng thẳng cần gạt để vệ sinh đồng thời tránh làm bề mặt cao su chổi gạt bị biến dạng khi tiếp xúc tiếp xúc với kính có nhiệt độ cao. Cần gạt là chi tiết để gắn chổi gạt. Tuy nhiên, thao tác này nếu không cẩn thận rất dễ làm cong cần gạt khiến chổi gạt không khít với bề mặt kính. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả khi sử dụng cần gạt mà còn rất dễ tạo ra các vết bẩn trên mặt kính.
Nếu độ cong vênh quá lớn nên chỉnh lại cần gạt hoặc thay thế cần gạt mới. Bên cạnh đó, nên chú ý đến các khớp nối cần gặt với thanh giằng, nếu các khớp nối này bị mòn sẽ làm rung lắc và không giữ chặt được cần, lúc này bạn nên tính đến phương án thay thế.
Nước rửa kính không phun hoặc phun không đủ
Nếu châm đầy bình, nước rửa kính vẫn không phun đủ hoặc phun không ra. Lúc này nên kiểm tra vệ sinh đường ống dẫn và mắt phun. Các chi tiết này có thể bị vỡ nứt hoặc tắc nghẽn khiến nước không phun lên được. Ngoài ra nên mở nắp capô, tìm vị trí đặt máy bơm để kiểm tra, nhờ người vào xe bật công tắc phun nước, nếu máy bơm không hoạt động, nên mang xe đến garage để kiểm tra.
Thông thường một số xe sẽ có đèn báo trên bảng đồng hồ trung tâm, lúc này nên mở nắp ca pô khoang động cơ, tìm vị trí nắm bình để châm thêm nước rửa kính. Khi nhấn công tắc mà nước rửa kính không phun, có thể bình chứa dung dịch nước rửa kính đã cạn. Vị trí nắp bình nước rửa kính thường có ký hiệu như hình bên dưới, người dùng ô tô nên chú ý để tránh nhầm lẫn với các bình chứa dung dịch khác.
Nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng nước rửa kính chuyên dụng sẽ giúp lau sạch bề mặt kính đồng thời tăng tuổi thọ cho chổi gạt. Trong thực tế, nhiều người dùng ôtô thường sử dụng nước lã pha với một ít nước rửa chén để tiết kiệm.