Những lỗi cầm vô lăng thường gặp khi lái xe
Những sai lầm thường gặp khi điều chỉnh vô lăng
Nếu lái xe ô tô là hoạt động thường xuyên của bạn, việc nắm vững kỹ thuật sử dụng vô lăng là điều thiết yếu. Đừng để sự chủ quan của bản thân gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chính bạn và những người xung quanh. Dưới đây là 1 số lỗi sai mà các tài xế thường hay mắc phải.
Đánh chéo tay khi vào cua
Vị trí tay bị đánh chéo khi vào cua, đồng nghĩa với việc tay bạn sẽ đưa lên cao. Nếu có sự cố gây bung túi khí, chắc chắn lực bung của túi khí sẽ khiến tay bạn gặp tổn thương không hề nhỏ. Tuy nhiên, khi tay ở trạng thái bắt chéo sẽ giúp bạn dễ kéo vô lăng ở hướng xe muốn rẽ, bạn dễ dàng đánh lái được 1 góc lớn chỉ trong thời gian ngắn. Lực ở tay được tận dụng nhiều hơn với những xe có vô lăng nặng. Đồng thời bạn sẽ mất thời gian để di chuyển tay và dễ mất kiểm soát xe khi gặp sự cố. Do đó khi đánh vô lăng vào cua, bạn nên hạn chế đánh chéo tay khi vào cua.
Cầm vô lăng ở vị trí 10 giờ và 2 giờ
Đây là 1 trong những cách cầm vô lăng phổ biến. Theo những chuyên gia, vị trí đặt tay này không còn phù hợp với các dòng xe ô tô đời mới thời nay. Tương tự với tình huống tay bắt chéo khi ôm cua, tay của bạn đặt quá cao khi điều khiển vô lăng sẽ tăng khả năng gặp chấn thương nếu túi khi bung.
Đánh lái bằng một tay
Trừ trường hợp 1 tay của bạn cần thay đổi cần số hay đã mỏi suốt chặng đường dài, còn lại bạn tuyệt đối không lái xe bằng 1 tay hay thả cả 2 tay khi đang cầm vô lăng. Thói quen xấu này sẽ khiến bạn chủ quan và không kịp phản ứng trước tình huống bất ngờ.
Ngồi gần vô lăng
Thông thường, khi xảy ra va chạm giữa 2 xe, túi hơi an toàn sẽ bung ra. Điều đó dễ dàng hiểu rằng, sẽ rất nguy hiểm khi bạn ngồi sát vô lăng. Ở mỗi túi khí đều có chứa khí nitơ, khi gặp sự cố khí nitơ nóng sẽ gây áp lực đẩy nắp vô lăng để giảm bớt thương tích.
Cầm vô lăng đúng cách như thế nào?
Những việc đầu tiên bạn cần quan tâm trước khi cầm lái: thắt dây an toàn, chỉnh ghế ngồi phù hợp và điều chỉnh vô lăng ô tô. Với 3 bước quan trọng này sẽ giúp bạn bắt đầu chuyến đi 1 cách đúng luật và tạo ra sự an toàn cho bản thân và hành khách.
Sử dụng vô lăng bằng hai tay
Để sử dụng tốt xe ô tô có rất nhiều ý kiến khác nhau như nên cầm vô lăng ra sao, đặt tay như thế nào?… Nhưng có 1 điều bất di bất dịch chính là bạn phải điều khiển vô lăng bằng cả 2 tay. Bạn nên nắm giữ viền ngoài của bánh lái thay vì ở phía trong. Thao tác này giúp bạn dễ dàng kiểm soát vô lăng và phản ứng tốt hơn khi bất chợt gặp sự cố. Và hơn hết, vai và tay sẽ được thả lỏng tự nhiên, bạn sẽ giảm bớt sự mệt mỏi khi phải chạy xe trong thời gian dài.
Cầm vô lăng ở vị trí từ 7 – 9 giờ và 5 – 3 giờ
Đây là kết quả của những chuyên gia khi nghiên cứu tính an toàn khi lái xe. Nếu thử tưởng tượng vô lăng giống 1 chiếc đồng hồ, vị trí tay trái người lái nằm trong khoảng từ 7 – 9 giờ và tay phải ở khoảng 5 – 3 giờ, bạn sẽ lái xe với hiệu quả tốt nhất. Để tay ở vị trí thấp, bạn sẽ hạn chế đánh tay lái quá trớn khiến xe quay tròn, trượt dài và lật khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Và hơn hết, ở các loại xe vô lăng có thiết kế trang bị túi hơi, tay của bạn sẽ giảm thương tích khi lực lớn từ túi hơi bung ra.
“Vê” vô lăng khi xe ôm cua
Đây là kỹ thuật quay vô lăng vào cua, và còn là tên gọi của phương pháp thực hiện lực đẩy và kéo. Giống như khi bạn cho xe chạy thẳng, vị trí đặt ở hai tay sẽ thay phiên nhau tay đẩy lên và tay kéo xuống khi điều khiển vô lăng.
Ngồi cách vô lăng 25cm
Vị trí ngồi lý tưởng khi lái xe là ghế được đặt hơi ngửa ra sau, chân được thoải mái di chuyển ở các bàn đạp và khoảng cách giữa vô lăng với ngực người lái là 25cm. Sẽ khá khó khăn khi bạn lần đầu thử cầm vô lăng theo cách mới nhưng lâu dần thói quen này giúp bạn an tâm hơn khi chạy xe suốt đoạn đường dài.
Sử dụng vô lăng an toàn
Đây là nội dung được soạn thảo từ trường dạy lái xe Advance Driving School, Bury St Edmunds (Anh). Cách sử dụng vô lăng này phù hợp với các loại xe hiện đại ngày nay và có thể áp dụng được trong những tình huống khác nhau.
Bước 1: Tư thế lái
Như đã nói ở trên, tư thế khi lái ô tô rất quan trọng. Thắt dây an toàn, ghế ngồi thoải mái và tay điều khiển vô lăng linh hoạt luôn là giải pháp an toàn khi lái xe.
Bước 2: Vị trí đặt tay chính xác
Trải qua các cuộc nghiên cứu, lời khuyên chuyên gia dành cho người lái chính là đặt tay ở vị trí 7 – 9 giờ tay trái và 5 – 3 giờ ở tay phải.
Bước 3: Điều chỉnh vô lăng thích hợp
Điều này tùy thuộc vào cung đường mà xe chạy, người lái sẽ có cách điều khiển vô lăng tương ứng.
- Ở góc cua nhẹ: Tài xế giữ tư thế như đang lái xe đường thẳng đồng thời có xu hướng hơi đánh lái sang phải/trái rồi sau đó trả vô lăng về thẳng tay.
- Ở góc cua gắt: Thói quen thường được bắt gặp là tay bắt chéo điều chỉnh vô lăng để nhanh xử lý. Dẫu vậy, nếu có tai nạn thì dễ xảy ra nguy hiểm cho người lái khi túi khí bung. Cách tốt nhất là nên “lê” vô lăng.
- Tại các ngã ba: Việc xoay vô lăng ít nhiều phụ thuộc vào độ hẹp, rộng của con đường. Bạn nên di chuyển đúng làn với tốc độ bình thường.
- Vượt vòng xuyến: Độ lớn của vòng xuyến và tốc độ của xe là 2 yếu tố được quan tâm. Bạn có thể xoay nhẹ vô lăng hay vần nhanh.
Bước 4: Luôn tuân thủ thói quen chạy xe an toàn
Điều này chẳng bao giờ là thừa cả! Việc luôn chấp hành đúng luật và tuân thủ nguyên tắc chạy xe an toàn luôn cứu bạn trong mọi trường hợp.
- Khoảng cách an toàn với các xe khác: Không chỉ xe phía trước, mà các xe xung quanh, bạn nên giữ 1 khoảng cách nhất định. Ngoài ra, việc chỉ nhìn về phía trước sẽ khiến tài xế bất ngờ khi xuất hiện vật cản.
- Hướng nhìn của gương chiếu hậu: Cách chỉnh gương đúng là tài xế sẽ không thấy mặt mình trong gương. Lúc đó xe sẽ không còn bị hạn chế tầm nhìn ở các điểm mù.
- Sử dụng đèn chiếu gần/đèn sương mù: Cả 2 loại đèn này chỉ nên được dùng trong điều kiện thời tiết xấu hay đường quá tối. Ánh sáng từ 2 loại đèn này sẽ tác động đến các phân tử hơi nước có trong không khí gây nên hiện tượng khúc xạ ánh sáng, gây ảnh hưởng tới tầm nhìn. Bạn nên sử dụng để báo cho các tài xế phương tiện khác đang di chuyển ngược chiều và đừng quên di chuyển ở tốc độ chậm.
- Thói quen phanh khi xe ôm cua: Khi vào đoạn đường cua, việc phanh xe sẽ khiến bánh xe càng trở nên khó kiểm soát hơn. Nếu trọng lượng xe quá tải, quán tính quá lớn thì phanh xe sẽ gây ra nguy hiểm, tệ nhất là xe có thể lật.
- Chế độ kiểm soát hành trình: Điều này không nên áp dụng ở điều kiện thời tiết xấu. Bởi lẽ, chế độ kiểm soát hành trình chỉ đạt hiệu quả ở những đoạn đường khô ráo, phanh và các cảm biến được thiết lập trên xe được vận hành hoàn hảo.
- Đỗ xe tại điểm mù: Lỗi này sẽ khiến cho các tài xế nhất là xe dài không kịp phản xạ. Ở tình huống này, bạn nên sử dụng các tín hiệu báo hiệu để nhận biết.
- Không rà phanh khi xe đổ đèo liên tục: Nhiệt độ từ má phanh truyền đến dầu phanh bị sôi lên dẫn đến có thể mất phanh khi xe xuống cuối đèo dốc. Quán tính của xe có thể gây tai nạn nếu như tài xế không có cách xử lý phù hợp.
- Hạn chế đặt đồ trên mặt táp lô: Các vật, đồ dùng tưởng chừng vô hại lại dễ dàng gây ảnh hưởng đến bạn khi có sự cố. Ta có thể dễ dàng tưởng tượng, theo quán tính chạy xe, người lái sẽ phanh gấp để kiểm soát xe tốt hơn. Lúc này, những món đồ sẽ bay ngược vào người tài xế và vô tình trở thành mối nguy hiểm khi bạn đang xử lý tình huống.
- Bật âm thanh quá to: Âm nhạc, radio ở âm lượng quá to khiến cho các loại âm thanh bên ngoài xe không thể nghe thấy được. Kèm theo đó khả năng phán đoán của tài xế ít nhiều bị giảm bớt. Bạn chỉ nên nghe với mức vừa phải.
Việc điều chỉnh cầm vô lăng đúng cách không thể là chuyện “một sớm một chiều” có thể thực hiện ngay. Tuy nhiên, nếu luôn chú ý và tuân thủ thì sẽ không gây khó khăn cho bạn, để hình thành thói quen tốt này. Những lời khuyên bổ ích từ những người có kinh nghiệm và nhận định của các chuyên gia sẽ luôn hữu ích cho các tài xế khi luôn điều khiển xe ô tô mỗi ngày.
Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!