Những điều cần biết sau khi bị tước giấy phép lái xe và mức phạt khi không có bằng lái

Có rất nhiều câu hỏi như: Khi nào người tham gia giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe? Thời hạn tước bằng lái xe là bao lâu? Không mang theo bằng lái hoặc không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào? Sau đây là một số câu trả lời để giải đáp các thắc mắc trên.

1. Khi bị tước giấy phép lái xe thì có được tham gia giao thông không?

a. Trường hợp bạn bị tước giấy phép lái xe:

Căn cứ theo Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định:

“Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”

Vì thế khi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ có hình thức xử phạt là tước giấy phép lái xe có thời hạn thì trong khoảng thời hạn này, chủ phương tiện sẽ không được điều khiển xe ghi trong giấy phép lái xe. Nếu vẫn tiếp tục lái xe trong thời gian đang bị tước bằng này, thì sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe.

Mức xử phạt:

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu không có Giấy phép lái xe (bằng lái xe) thì bị xử phạt như sau:

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.

7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

Những điều cần biết sau khi bị tước giấy phép lái xe và mức phạt khi không có bằng lái

b. Trường hợp bạn bị thu giữ giấy phép lái xe:

Căn cứ tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“Điều 125: Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.”

Vì thế vi phạm luật giao thông bị xử phạt với hình thức phạt tiền, không bị tước giấy phép lái xe thì cảnh sát giao thông có quyền thu giữ giấy phép lái xe để đảm bảo việc chấp hành quyết định xử phạt. Và bạn sẽ được trả lại giấy phép lái xe sau khi đã nộp tiền phạt. Điều này có nghĩa bạn vẫn được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe. 

Biên bản xử phạt giao thông có giá trị thay thế cho giấy tờ xe bị thu giữ nên nếu bị cảnh sát kiểm tra thì bạn có thể xuất trình biên bản xử phạt này. Và cần lưu ý là khi quá thời hạn hẹn đến giải quyết trong biên bản xử phạt mà bạn vẫn chưa đến cơ quan công an để tiến hành xử phạt mà vẫn tiếp tục lái xe máy sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy phép lái xe.

Kết luận:

  • Nếu bạn bị tước giấy phép lái xe thì bạn không được điều khiển xe.
  • Nếu bạn bị thu giữ giấy phép lái xe thì bạn vẫn có thể lái xe trong thời hạn hẹn ghi trong biên bản xử phạt.

2. Mức phạt khi lái xe ô tô không có giấy phép lái xe

Mức phạt khi vi phạm lỗi không có giấy phép lái xe khi lái xe theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP

8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!

back
Carmudi Vietnam
MG 5 1.5L Luxury 2022

MG 5 1.5L Luxury 2022

50,000 km

440 triệu

Mercedes-Benz C300 AMG 2023

Mercedes-Benz C300 AMG 2023

7,000 km

1 tỷ 739 triệu

Mazda CX-5 2017

Mazda CX-5 2017

80,000 km

595 triệu

Ford Ranger 2024

Ford Ranger 2024

0 km

1 tỷ 39 triệu

Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ