Lí giải "văn hóa" ưa bấm còi của người Việt
Điều gì làm người Việt ra đường ai cũng thích bấm còi, mà bấm trong nhiều trường hợp không thực sự cần thiết phải bấm. Ví dụ đơn giản, đèn đỏ còn 10 giây, phía sau 1 loạt nam thanh nữ tú, ông già bà cả thi nhau bấm còi ý muốn nói “đi đi, đứng làm gì, cướp tí thời gian đi chứ”. Tôi lại nhớ 1 câu khẩu hiệu lan truyền trên mạng xã hội “Ai rồi cũng sẽ đi, vậy bạn bấm còi làm gì?”.
Chưa hết, trên đường 2 chiều, 2 xe đi ở 2 làn đối diện nhau, 2 người lái đều nhìn thấy nhau rõ ràng, không có mối nguy hiểm, nhưng mới vừa thấy tôi, người đối diện đã lập tức bấm còi. Thực sự không thể hiểu mục đích là gì?
Sau khi hỏi bạn bè, tôi thấy có 1 số nguyên nhân mà người Việt thích bấm còi:
1. Còi cho chắc: Tức là không cần biết, cứ thấy hơi đông xe cộ là cứ còi để chắc chắn người khác thấy mình, tránh đường cho mình đi và không đâm vào mình.
2. Còi để thúc giục: Ở đèn đỏ, khi tắc đường, hãy bấm còi liên tục cho người phía trước cảm thấy sốt ruột, đi cho nhanh.
3. Còi như một thói quen: Cũng không hiểu vì sao lại sử dụng còi, nhưng chỉ cần thấy có gì đó ở phía trước mình thì lập tức bấm còi.
4. Còi vì bực tức: Giao thông Việt Nam rất hỗn loạn, nhất là khung giờ tan tầm, người đi ngang, đi dọc, đi cả lên vỉa hè, tạt đầu, cướp đường. Không đồng tình với những hành vi này nên còi như thay tiếng hét “đi đứng thế à?”.
5. Còi để báo cho người khác biết: Nhiều người đi xe như không nhìn thấy ai khác nên phải bấm còi để cảnh báo rằng “chỗ này tôi đang đi/đứng rồi, tránh xa ra nhé”.
Đây là những lý do mà tôi tổng hợp được, nhưng không biết đã đủ chưa, theo các bạn còn lý do nào không?
Về Carmudi:
Carmudi là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!