Kinh nghiệm lái xe an toàn vào ban đêm

Dù là tài xế mới hay tài xế đã nhiều năm kinh nghiệm, thì việc lái xe ban đêm cũng là một thử thách.

Theo nhiều nghiên cứu, số vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm thường lớn hơn rất nhiều so với lượng tai nạn xảy ra vào ban ngày. Việc lái xe ban đêm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn, đòi hỏi người lái phải luôn tỉnh táo. Để giảm khả năng gây tai nạn khi lái xe vào ban đêm, dưới đây là một số kinh nghiệm hữu dụng cho các tài xế.

Nắm rõ cung đường, lộ trình

Lái xe vào ban đêm làm hạn chế tầm nhìn và khả năng quan sát của các tài xế. Vì vậy, người lái phải nắm rõ lộ trình chạy trước khi lái xe ban đêm để tránh lạc đường. Nhờ công nghệ phát triển, hiện nay các ô tô có thể nhờ đến những hệ thống định vị giúp đinh hướng di chuyển một cách an toàn và phù hợp.

Kinh nghiệm lái xe an toàn vào ban đêm

Tài xế nên sử dụng định vị cố định có trên ô tô của mình thay vì sử dụng điện thoại vì điện thoại làm mất tập trung hơn. Khi sử dụng hệ thống dẫn đường, nên chỉnh độ sáng phù hợp để dễ dàng quan sát và không bị chói mắt.

Đồng thời, đừng chủ quan đường vắng mà di chuyển với tốc độ cao.

Hãy giữ khoảng cách an toàn và lái xe với tốc độ ổn định. Nên điều khiển ô tô di chuyển chậm hơn ban ngày, phù hợp khoảng chiếu sáng của hệ thống đèn pha và không vượt quá tốc độ cho phép.

Kinh nghiệm lái xe an toàn vào ban đêm

Bên cạnh đó giữ khoảng cách an toàn với các xe đi phía trước để kịp phản ứng trước những tình huống bất ngờ. Bạn có thể áp dụng nguyên tắc 4 giây mà các tài xế thường hay dùng. Đầu tiên, chọn điểm sáng xa nhất mà đèn cốt rọi tới, khi xe phía trước đi qua điểm này, bắt đầu đếm 4 giây. Sau 4 giây nếu xe vừa tới hoặc sắp tới điểm sáng đã chọn thì xe bạn đang ở trong khoảng cách an toàn. Ngược lại nếu xe vượt qua điểm sáng khi chưa đếm tới 4 giây, bạn nên giảm tốc độ để giữ khoảng cách phù hợp

Sử dụng hợp lý chế độ chiếu sáng pha, cốt

Đèn chiếu sáng thường có hai chế độ pha và cốt. Đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường. Nếu lái xe ban đêm trong các khu nội thành hay đông dân cư, tài xế nên giảm tốc độ và bật chế độ đèn cốt. Còn đèn pha có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa. Đèn pha nên được sử dụng khi lái xe trên các đoạn đường cao tốc, đường trường ít phương tiện và không có xe đi ngược chiều.

Kinh nghiệm lái xe an toàn vào ban đêm

Hãy chuyển về chế độ đèn cốt để tránh gây lóa cho tài xế của xe đi ngược chiều ở những đoạn đường có dải phân cách thấp, hoặc ở chỗ có vạch liền hay vạch đứt, khi có xe đi ngược chiều. Khi muốn vượt xe phía nên nháy đèn để ra hiệu xin vượt. Trước khi vào cua, nếu không có xe ngược chiều, lái xe có thể “đá đèn” pha để mở rộng góc quan sát sau đó chuyển về cốt.

Tránh nhìn trực diện vào đèn pha xe ngược chiều

Tại Việt Nam, rất ít tài xế hiểu rõ Luật giao thông đường bộ về việc sử dụng đèn pha cốt. Một số lái xe thiếu ý thức vẫn sử dụng chế độ đèn pha khi qua các tuyến đường nội thành hay ngay cả khi gặp xe ngược chiều.

Kinh nghiệm lái xe an toàn vào ban đêm

Hãy tránh nhìn trực diện vào đèn pha của xe đi ngược chiều có thể làm lóa mắt và gây nhức đầu. Nếu cảm thấy bị chói nên giảm tốc độ, quan sát đường phía trước hoặc tấp dần xe vào lề đường để cho mắt nghỉ ngơi và ổn định lại trước khi tiếp tục di chuyển.

Dừng xe nghỉ ngơi khi cảm thấy buồn ngủ

Trở ngại lớn nhất khi lái xe vào ban đêm là những cơn buồn ngủ. Nếu buộc phải lái xe vào ban đêm, tài xế nên chợp mặt vfai tiếng trước khi cầm lái. Trong quá trình lái xe nếu cảm thấy buồn ngủ hay mệt mỏi, đừng tiếp tục chủ quan lái xe mà nên tấp xe vào nơi an toàn, chợp mắt một lát cho tỉnh táo hơn rồi mới lái xe tiếp.

Kinh nghiệm lái xe an toàn vào ban đêm

Carmudi Việt Nam

back
Carmudi Vietnam
Đánh giá:
5/5 (10 đánh giá)
Chia sẻ
Tôi cần bán xe cũ