Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật đổ đèo để không bị cháy phanh
Chúng ta đều biết, xe càng có trọng tải lớn thì cần lực ma sát lớn để thắng quán tính của xe. Nếu rà phanh quá căng sẽ làm cho má phanh nóng lên và làm cháy má phanh, vì khi rà phanh liên tục có thể khiến nhiệt độ của má phanh đến hàng trăm độ C và làm phanh mất tác dụng. Do vậy, khiến xe lao tự do và rất nguy hiểm.
Nhiều tài xế có thói quen rà phanh chân khi xuống dốc để hãm tốc độ, tuy nhiên việc hãm xe bằng phanh chân là hoàn toàn sai. Đặc biệt việc những cung đèo dài ở Việt Nam, như đèo Lò Xo, Khánh Lê, Hải Vân, Cù Mông, Bảo Lộc... thì việc rà phanh trên sẽ rất nguy hiểm. Nguy hiểm hơn, khi thấy phanh đã bắt đầu mất tác dụng, nhiều tài xế càng cố gắng ấn phanh sâu hơn, đây là sai lầm chết người.
Tài xế nên phanh bằng động cơ khi xuống dốc
Các sách hướng dẫn lái xe của Mỹ dạy rằng, tài xế nên hạn chế việc phanh chân, chỉ dùng khi buộc phải dừng xe hẳn. Thay vào đó, tài xế dùng lực phanh của động cơ (phanh bằng số) để giảm tốc độ. Cách này được hiểu đưa xe về chế độ số sàn hoặc đưa xe về các số thấp.
Theo kinh nghiệm lái xe ô tô, nếu bạn đang lái một chiếc xe số sàn, giữ chân côn và chuyển xe về các số thấp hơn. Xe sẽ bắt đầu chậm lại. Nếu bạn đang điều khiển xe số tự động, chuyển xe xuống số L hoặc D1, D2, D3.
Chú ý, bạn phải về số thấp trước khi xuống dốc bởi một khi xe đã xuống dốc ở tốc độ cao thì tài xế không thể về số được nữa. Lực hãm của động cơ sẽ tốt và an toàn hơn nhiều so với lực phanh.
Phanh động cơ an toàn hơn phanh chân
Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng phanh thì không được rà phanh liên tục mà nên đạp dứt khoát để cho xe giảm hẳn xuống dưới tốc độ an toàn, sau đó nhả phanh ra hoàn toàn. Có thể lặp lại thao tác này nhưng tuyệt đối không được giữ phanh ở trạng thái hờ (rà phanh).
Nhiều tài xế thường truyền tai nhau khi lên dốc nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng vì thực tế cho thấy là rất ít con dốc có độ dốc khi lên và xuống không giống nhau. Hơn nữa, tình trạng mặt đường và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc.
Do vậy, việc đổ đèo dốc an toàn phải tùy thuộc vào con dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị nào. Tuy nhiên, không chuyển số đến số quá thấp vì khiến xe bị gằn và vòng tua lên cao.