Hướng dẫn bạn cách chạy xe số sàn không bị tắt máy
Lái xe ô tô số sàn có một số đặc quyền độc đáo cho người lái. Trong đó có vấn đề xe ‘đình công” tắt máy chết giữa đường đông khi phanh quá nhiều và di chuyển tốc độ chậm.
Xe số sàn khi di chuyển đòi hỏi cùng lúc có bộ ly hợp, khóa vòng tua động cơ, tỷ lệ tắt máy phụ thuộc vào bánh răng bị khóa lại khi truyền động. Vì thế, nếu bạn đi trong đường thành phố, xe bị chậm hơn giới hạn RPM (tốc độ ngưng trệ) động cơ sẽ chững lại và xảy ra hiện tượng “xe chết máy”.
1-Xác định bộ ly hợp, phanh vàchân ga.
Trong một chiếc xe số sàn có ba bàn đạp - ly hợp, phanh và chân ga. Điều cần thiết để bạn biết cách đi xe số sàn không bị giật là bạn phải nắm vững bàn đạp nào trước khi bắt đầu lái xe.
Bàn đạp ở phía bên trái là ly hợp. Nó cho phép bạn nhả động cơ ra khỏi bánh xe trong khi bạn đang thay đổi bánh răng. Nó nên được vận hành bằng chân trái của bạn.
Bàn đạp giữa là phanh và bàn đạp trên bên phải là gia tốc. Cả hai bàn đạp này được vận hành bằng chân phải. Hãy nhớ rằng thứ tự của những bàn đạp này không thay đổi bất kể bạn đang lái xe tay trái hay lái xe tay phải.
2-Khi khởi động xe cần lưu ý chuyển về số 0
Lái xe với hộp số tay khó hơn một chút so với lái xe số tự động. Tuy nhiên, một khi bạn đã hiểu rõ về nó, nó có thể rất thú vị và bạn sẽ kiểm soát xe nhiều hơn về mặt thay đổi bánh răng và tăng tốc.
Muốn xe không bị tắt máy khi đi trên đường phố đông đúc, khi khởi động bạn cần cho xe về số 0, đây là bước quan trọng tối thiểu để xe chạy êm hơn. Bạn gạt cần số về vị trí số 0 trung gian, sau, nhả hết côn xe, sau đó khởi động xe.
Nếu trải qua 1 đêm bạn mới khởi động xe, hãy để chế độ nổ chờ trong vòng 1 phút rồi hãy đánh lái, để tránh hỏng và hao mòn động cơ xe.
3-Nguyên tắc “Côn ra ga vào”
Đây là một câu ‘thần chú’ để bạn sử dụng khi lái xe số sàn và cũng là thao tác chuyển đổi để giúp xe bạn không chết máy hay bị vọt lên đột ngột. Bạn cần nếu giảm ga thì ngắt côn sang số, hay tăng ga thì ngắt côn và sang số, cứ nhả côn bạn sẽ tăng ga.
Khi di chuyển đường đông với xe ôtô số sàn bạn thực hiện công thức này xe sẽ chuyển chế độ êm ái, tránh bị ì hay côn bị mài mòn.
Đối với xe số sàn, nếu bạn chỉ sử dụng chân côn khi thay đổi số thì vẫn chưa hết vai trò của nó. Bạn hoàn toàn có thể cắt côn khi vận hành xe trên những đoạn đường xấu để tránh trường hợp bị giật. Chưa hết, hãy rà côn để kiểm soát an toàn khi bạn lái xe ở khu vực đông người hay nhiều chướng ngại vật như đường thành phố.
Lưu ý từ lúc xe đứng yên số 1 thì nhả chân côn rất chậm, khi xe bắt đầu lăn bánh thì nhả thêm chút nữa, có thể đệm nhẹ ga một chút để không sợ chết máy. Thường áp dụng khi bạn dừng đèn đỏ. Nếu muốn nhả côn nhanh (cần chạy gấp) sau khi vượt qua quãng đường đông ở số 1 thì phải đệm ga lấy "đà" trước rồi mới nhả côn. Từ số 2 trở đi có thể nhả chân côn nhanh hơn mà không sợ chết máy.
4-Không đạp côn trước khi phanh
Nếu xe đã chuyển số và đang di chuyển ổn định bạn nhớ nguyên tắc nhả côn hoàn toàn, không giữ chân côn nữa. Những người mới lái thường giữ thói quen tiếp tục để chân nơi côn, nó khiến lá côn bị giảm tuổi thọ và làm chậm thao tác cần phanh trên đường. Nó cũng khiến bạn nếu lỡ chân đạp côn, xe bị chết máy, đứng đơ giữa đường.
5-Sử dụng số thấp
Khi lái xe trong thành phố, người lái liên tục phải chuyển số xe vì gặp nhiều tình huống hơn hẳn bình thường. Ví dụ như khi thời tiết xấu hay chỗ đông người, đèn đỏ chẳng hạn. Việc bạn cần làm là chuyển xuống số thấp để đảm bảo an toàn. Hoặc khi bạn cần vượt cũng vậy.
Lúc này đang chạy ổn định bạn cần chuyển về số thấp hơn để lấy lực kéo. Ví dụ như lên dốc, cầu thì sử dụng kỹ thuật vù ga. Tức là đạp côn để về số thấp hơn nhưng chưa vội nhả chân côn, mà nên đệm nhẹ ga để đồng tốc máy - bánh răng bị động sau đó mới nhả côn. Vù ga giúp xe về số mà không bị giật đồng thời đảm bảo độ bền bỉ của máy.
Khi cần đi chậm hay dừng hẳn bạn cần cắt côn, lúc này nhớ côn trước phanh sau. Qúa gấp có thể phanh gấp mà không cần côn nhưng nên hạn chế. Vì đạp côn mới phanh xe là kỹ thuật lái xe trong thành phố không bị chết máy đúng nhất.
Với những mẹo nhỏ như trên là bạn đã biết cách chạy xe số sàn không bị tắt máy khiến bạn bực mình chưa? Chúc bạn lái xe vui vẻ!