“Độc lạ” chỉ có thể là nhà Bugatti

Được biết đến là thương hiệu xe đình đám thế giới, Bugatti từng cho ra đời dòng xe có trị giá lên đến 114 triệu USD, gây sốc hơn khi chế tạo cả máy bay, tàu hỏa...

Ô tô đắt nhất thế giới trị giá 114 triệu USD đến từ gia đình Bugatti

Bạn đã từng nghe qua cái tên Type 57SC Atlantic? Đây là chiếc xe được con trai của Ettore chế tạo vào năm 1936. Do thời điểm này chưa có kỹ thuật hàn kim loại nên tất cả các tiểu tiết trên xe đều được ghép lại với nhau. Tổng cộng có 4 chiếc Type 57SC Atlantic được tạo ra và chỉ có 2 chiếc còn tồn tại đến ngày nay. Được biết, nhờ thiết kế hình giọt nước và là phiên bản giới hạn càng khiến mẫu xe này trở thành chiếc xe có giá trị cực cao và luôn được giới yêu ô tô săn lùng.

Tỏa ra phong thái thanh lịch cùng gu thẩm mỹ cao, Bugatti Type 57SC Atlantic 1936 là một “sự chuyển mình” lớn vào thời điểm ra đời. Với thành tích đáng gờm khi đây từng là mẫu xe đẹp nhất thời tiền chiến trong lịch sử ngành xe hơi, và là thiết kế mà Jean Bugatti đặt nhiều tình cảm nhất.

Máy bay đến từ bàn tay Bugatti

Không chỉ dừng lại ở sản xuất ô tô, hãng xe Bugatti đã tạo ra một vài động cơ máy bay cho chính phủ Pháp sau khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, thế nhưng tham vọng của Ettore Bugatti không dừng lại ở đó, ông chủ của Bugatti còn muốn tạo ra một chiếc máy bay để đánh bại người Đức trong cuộc đua Deutsche de La Meurthe Cup. Giấc mơ này của Ettore đã thất bại và kế hoạch này cũng đã bị hủy bỏ. Ngày nay, tại bảo tàng hàng không EAA, Mỹ đang lưu giữ 2 động cơ của Bugatti.

Bugatti là hãng xe đầu tiên chế tạo được kẹp phanh bằng công nghệ in 3D

Có thể bạn chưa biết, công nghệ in 3D giúp kẹp phanh nhẹ hơn và có độ bền cao hơn các loại kẹp phanh thông thường. Hạn chế lớn nhất của công nghệ này chính là mất quá nhiều thời gian để thực hiện, mỗi kẹp phanh phải mất đến 45 giờ để hoàn thành. Bugatti cho rằng sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều lần so với các sản phẩm kẹp phanh hiệu suất cao nhưng lại đắt tiền.

Bugatti thuộc sở hữu của tập đoàn Volkswagen

Trước khi Ettore Bugatti qua đời, ông đã bổ nhiệm Pierre Marco tiếp quản sự nghiệp của mình. Sau đó Pierre đã hợp tác với Roland Bugatti, một trong những người con trai của Ettore, để tiếp tục phát triển Bugatti lớn mạnh hơn. Không may thay, tình hình của công ty lại xuống dốc, đến năm 1956 các nhà máy chính thức đóng cửa. Một thời sau thì được Volkswagen mua lại vào năm 1998.

Bugatti Veyron có đến 10 két nước giải nhiệt

Không thể phủ nhận Bugatti Veyron là một tuyệt tác của ngành công nghiệp ô tô hiện đại, bởi nó sở hữu đến 10 bộ tản nhiệt. Chức năng của bộ tản nhiệt này là giúp xe vận hành mạnh mẽ và tốt nhất có thể. Cụ thể hơn, Bugatti Veyron có 3 bộ tản nhiệt cho động cơ, 3 bộ trao đổi nhiệt cho hệ thống làm mát, 1 cho điều hòa, 1 cho hệ thống truyền dầu, 1 cho hệ thống dầu vi sai và cuối cùng là cho hệ thống dầu động cơ. 

Carmudi Vietnam là website hàng đầu trong việc cung cấp thông tin và trao đổi mua bán ô tô đáng tin cậy nhất tại Việt Nam!