Cách đặt và làm nhẹ bàn chân côn trên xe số sàn
Côn dùng cho xe số sàn, dùng cho trường hợp dừng, đỗ, lên xuống dốc, lùi, ra vào số, gia giảm tốc độ trường hợp không muốn tắt khựng máy và khởi động lại xe từ số 1. Vì thế khi rà côn, người lái cần biết cách đặt bàn chân côn và biết cách làm nhẹ chúng.
Côn hoạt động giữa 2 trục với bánh đà. Một trục nối với động cơ. Trục còn lại nối với bánh xe thông qua hộp số, cầu truyền động. Côn hay gọi là bộ ly hợp được kích hoạt, chúng khiến 2 trục bánh đà trên tách rời nhau, chỉ còn 1 trong 2 trục quay là lúc bạn cần ngắt truyền động cho xe. Bạn ép côn để 2 bánh đà ép sát nhau hơn, làm cả 2 trục cùng quay là lúc xe cần chuyển động, tăng tốc mà không bị vọt ga hay giật.
Như vậy, bộ ly hợp có 2 chức năng là (truyền động) hoặc tách rời nhau (ngắt truyền động). Cả 2 trường hợp đều cần cách làm nhẹ chân côn để đáp ứng nhu cầu sử dụng côn của bạn khi cần.
1- Đạp hết côn rồi vào số 1
Khởi động xe, nhấn bàn đạp ly hợp xuống để di chuyển các trục bánh đà vào bánh răng đầu tiên. Sau khi đạp hết côn, bạn rời chân khỏi bộ ly hợp để vào số tay. Di chuyển cần số bắt đầu từ số thứ 1.
2- Nhấn nhẹ chân ga để máy khỏe hơn, sao cho vòng tua lên khoảng 1500 vòng/phút
Trước khi lên số 2, bạn kết hợp nhấn nhẹ chân ga để máy khỏe hơn, sao cho vòng tua lên khoảng 1500 vòng/phút. Điều này giúp bộ ly hợp bên trong hoạt động trơn tru hơn.
Tăng từ từ áp lực lên bàn đạp ga trong khi dần buông chân nhấn côn. Xe của bạn lúc này sẽ dần di chuyển về phía trước. Đây là cách làm nhẹ chân côn để chúng không bị nặng, lỳ.
Dần di chuyển bạn áp dụng quy tắc số 3. Quy tắc này có nghĩa là bạn chuyển sang số 1 cho bánh răng quay khoảng 3.000 vòng/ phút và sau đó chuyển sang số thứ 2 tại 9.000 vòng/phút rồi chuyển sang số thứ 3.
3- Điều chỉnh tốc độ bằng chân côn
Trong quá trình lái xe, khi cần dừng xe không chết máy hay phải khởi động lại, thay vì đạp hết côn và phanh, bạn chỉ hơi đạp nhẹ côn để xe chuyển động chậm dần. Ngược lại khi xe đang chạy chậm lại (mà chưa dừng), bạn lại nhấc nhẹ chân côn để xe lại chạy nhanh hơn một chút. Và lặp lại những thao tác đó nhiều lần.
Để dừng xe, hãy để nó trong hộp số và sử dụng phanh nhẹ nhàng bằng chân phải của bạn. Như xe của bạn bắt đầu chậm lại, khi bạn đang ở khoảng 5 - 10 dặm một giờ, bấm ly hợp và di chuyển xe vào trung lập. Khi ở trạng thái trung tính, nhả côn và áp dụng phanh.
Trường hợp cần tăng giảm số: Bạn nhớ kết hợp côn ra - ga vào để tăng giảm giữa các số. Để đề pa lên dốc: Phối hợp côn với phanh chân, phanh tay và số để dừng xe và khởi hành lên dốc sao cho xe không chết máy, không tụt dốc.
4- Cách đạp chân côn để dừng đỗ xe trên dốc
Bạn cho xe khởi hành leo dốc, thường chọn số 1 để đi, nhả phanh tay dần dần, ra thêm côn để leo lên. Lên hết dốc thường đi xe số 1, đạp lút côn và cả phanh để dùng. Khi xe dừng hẳn nhớ kéo hết phanh tay trước rồi nhả cả phanh chân để xe không trượt bánh.
Nhớ kéo phanh tay có độ sâu hơn ở các dải đường bằng phẳng để chống trôi xe, quá trình đó bạn cứ đạp phanh chân để kéo phanh tay cho hết sau đó mới buông phanh chân. Trường hợp phanh cả 2 xe vẫn chưa dừng lại, bạn cần đạp lút cả côn lẫn phanh chân, kéo phanh tay sau đó thực hiện lại từ đầu, hơi mất thời gian.
Như vậy có nghĩa là để dừng đỗ xe trên dốc bạn cần 3 thao tác, đạp côn, kéo phanh tay và nhả phanh chân.
5- Cách đạp chân côn khi xe xuống dốc
Nhớ rõ lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc vì dễ trơn trượt, căn đường kém chính xác và khi cần phanh gấp sẽ kém hiệu quả hơn.
Lúc xuống dốc, xe lao rất nhanh. Nếu gặp sự cố đột ngột cần phanh gấp thì phải sử dụng tổng hợp cả phanh trước lẫn phanh sau, giảm số, giảm ga và thả côn.
6- Cách dùng chân côn khi xe đi trong điều kiện đường xá bình thường
Khi xe chạy trên đường trong điều kiện bình thường, bạn hãy để rảnh chân, không tỳ vào bàn đạp côn, tránh mòn bộ ly hợp, lá côn, tránh chân bị mỏi.
Khi dừng xe dừng đỗ tạm thời như dừng ghé, hay dừng đèn đỏ chuyển xe về số 0 nhả côn chứ không phải đạp hết côn. Việc nhả từ từ giúp côn không bị nặng, chân côn nhẹ hơn, xe không chết máy đột ngột mà bạn vẫn có thể dừng lại an toàn.
Điều cuối cùng nếu áp dụng tất cả những kỹ thuật xử lý côn xe trên, bạn vẫn luôn thấy côn nặng, cần để ý đến các vấn đề như tổng côn trên, tổng côn dưới, bàn ép, dây côn, côn trợ lực dầu, trợ lực hơi…của côn xe có vấn đề hay không? Hãy đem đến trung tâm bảo dưỡng, chăm sóc xe hơi tốt, uy tín nhất để kiểm tra.