Các mẹo xử lý vết móp trên ô tô chủ xe có thể áp dụng tại nhà
Trong thời gian dài sử dụng xe, chắc chắn không thể tránh khỏi những va chạm không mong muốn. Dù là yếu tố khách quan hay chủ quan thì những va chạm này có thể "tặng" cho xe một số vết móp, lõm nhẹ. Để tiết kiệm chi phí sửa chữa thì các chủ xe cũng có thể vận dụng một số những mẹo sau để khắc phục
Lưu ý: Tùy vào từng chiếc xe cụ thể, kiểu thân, độ cong, chất liệu chế tạo vỏ xe (nhôm, sợi carbon, nhựa, sợi thủy tinh, thép…) mà cần áp dụng những cách khác nhau. Chẳng hạn như vỏ xe sản xuất từ nhôm sẽ khó trở về nguyên trạng ban đầu nên khó mà khắc phục vết lõm trên xe mà không làm bong lớp sơn.
Khắc phục vết móp, lõm bằng nước sôi
Phương pháp này chỉ thích hợp với các vết móp, lõm ở vị trí cản trước, sau, gầm xe và đặc biết phải làm từ chất liệu nhựa hoặc plastic thì mới phát huy hiệu quả. Đầu tiên, cần đổ nước sôi lên phần bị móp để nhựa giãn nở ra, kết hợp luồn tay ra sau cản và đẩy ra ngoài cho đúng hình dạng nguyên bản.
Còn những vết móp, lõm nằm ở vị trí không thể chạm đến từ phía trong, thì sau khi đổ nước sôi hãy lập tức đổ nước đá vào vết móp, sự thay đổi nhiệt đột ngột sẽ làm vết móp, lõm trở lại hình dạng bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý, hiệu quả của phương pháp này cũng tùy thuộ vào độ cứng của loại nhựa cấu tạo xe.
Dùng máy hút bụi và phễu
Với phương pháp này, bạn cần thêm các cuộn băng dính để nối 2 đầu của máy hút bụi và đầu phễu lại thật chặt, kín. Sau đó, tiếp tục dán miệng phễu sao cho phủ kín vết móp nhưng phải đảm bảo là các miếng dán không bị hở. Thao tác cuối cùng, sau khi đã bịt kít tất cả là việc bật máy hút bụi ở chế độ hút chân không ở mức cao nhất để tạo lực hút mạnh trên bề mặt cần phục hồi.
Sử dụng đá khô để loại bỏ vết lõm
Đá khô (hay còn được gọi là đá khói) là Cacbondioxit dạng rắn thường được dùng trong việc bảo quản thực phẩm, dược phẩm trong y tế. Đối với phương pháp này, cần phải sử dụng găng tay để cầm viên đá chà lên bề mặt vết móp nhiều lần. Nên khoanh chỗ móp, lõm bằng bút sáp để chườm đúng chỗ vì khi chườm đọng lại hơi nước rất khó nhìn. Bước cuối cùng là dùng khăn lau sạch khi vết móp đã trợ về hình dạng ban đầu
Dùng máy sấy tóc và bình khí nén
Trước tiên, bật máy sấy tóc ở chế độ nhiệt để làm nóng vết móp, lõm trong khoảng 2 đến 3 phút, ngay sau khi đã đủ độ nóng, dốc ngược bình khí nén rồi xịt trực tiếp vào chỗ vừa hơ nóng (việc lật ngược sẽ làm phần khí lạnh nhất trong bình xịt thoát ra ngoài). Tương tự như việc đổ nước sôi rồi đổ nước lạnh vào vết lõm, khi hơi nóng gặp khí lạnh, phần nhựa sẽ tự bật ra và trở lại hình dạng gốc.
Sử dụng thanh kim loại cứng có đầu cong lên
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các vết móp, lõm ở những vị trí khó luồn tay vào được. Hãy sử dụng đầu cong lên của thanh kim loại để tạo lực ấn khiến vết móp, lõm không còn nữa. Đây là cách vô cùng đơn giản nhưng lại mang tính hiệu quả cao.
Dùng keo nóng, nút gỗ và đinh vít
Nếu xử lý không khéo, những vết móp, có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng cách này sẽ rất hiệu quả cho những vết móp, lõm lớn và cứng đầu. Đầu tiên, cần chuẩn bị vài cục gỗ hình trụ hoặc vuông, súng bắn keo và đinh vặn (loại đầu nhọn có rãnh). Sau đó, vặn đinh xuyên qua cục gỗ để làm điểm tựa cho các ngón tay, kế đến là bôi keo nóng lên từng cục gỗ và dán chúng vào vết móp. Chờ keo khô lại và kéo chúng ra.
Lưu ý: Hãy nhờ thêm người kéo cùng vì hiệu quả sẽ đạt được cao nhất khi cùng lúc kéo những cục gỗ này ra, vì lực sẽ được phân phối đều lên bề mặt vết móp, lõm. Lúc này, dù vết móp, lõm có khó trị đến mấy cũng phải quay trở lại hình dạng ban đầu.