9 loại đèn báo phổ biến trên bảng điều khiển xe hơi tài xế Việt phải biết
Mỗi đèn báo trên bảng điều khiển của xe điều mang một ý nghĩa, chức năng riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng ý nghĩa của những đèn báo này, ngay cả đối với những tài xế kinh nghiệm lâu năm.
Có rất nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan khiến người sử dụng xe không hiểu hết các ký hiệu đèn báo vì có rất nhiều loại đèn báo trên xe ô tô hiện nay, cùng với sự không đồng nhất về vị trí xuất hiện trên bản điều và cách ký hiệu của các hãng.Thậm chí cùng một dòng xe thuộc một thương hiệu cũng có sự khác biệt về đèn báo khi phân phối ở từng khu vực trên toàn cầu.
Vì thế, không quá ngạc nhiên khi có một vài ký hiệu đèn báo lạ lẫm với tài xế ở Việt Nam, nhất là khi chiếc xe sản xuất ở thị trường khác như Châu Âu, Mỹ rồi được nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam.
Nắm bắt được khó khăn đó nhằm giúp tài xế hiểu được ý nghĩa của các đèn báo từ đó sẽ có những khắc phục kịp thời, tránh tình trạng xe hư hỏng khi đang di chuyển trên đường. Tập đoàn Britannia Rescue đã tổng hợp được 64 ký hiệu đèn khác nhau xuất hiện ở táp-lô xe hơi thường xuất hiện trên các dòng xe thuộc 15 thương hiệu xe hơi phổ biến trên thế giới. Ở bài viết này, Carmudi xin chia sẻ ý nghĩa của 9 lỗi phổ biến, giúp những bác tài, đăc biệt là những tài mới và các tay lái nữ hiểu rõ hơn chiếc xe của mình.
1. Áp suất dầu (oil pressure warning)
Trong quá trình vận hành, xe nếu nổi đèn báo màu đỏ đồng nghĩa là áp suất dầu bôi trơn thấp do thiếu dầu, dầu bôi trơn sử dụng lâu nên bị loãng. Khi gặp trường hợp này, bạn phải khắc phục ngay bằng việc châm thêm dầu bôi trơn hoặc thay mới.
2. Phanh tay (brake/handbrake warning):
Khi đề máy và bắt đầu chuyển động kí đèn hiệu đèn này bật sáng có nghĩa ban đã quên hạ phanh tay. Trường hợp đã hạ phanh tay xuống nhưng đèn vẫn sáng thì nhiều khả năng bộ phận phanh tay đang gặp lỗi và cần phải được kiểm tra.
3. Chống bó cứng phanh (ABS warning)
Đèn cảnh báo này chỉ xuất hiện trên những chiếc xe có trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Ngày nay đa số các dòng xe đều được trang bị hệ thống chóng bó cứng phanh này. Khi đèn báo hiệu xuất hiện, có nghĩa hệ thống chống bó cứng phanh đang gặp trục trặc, cần được khắc phục sớm để đặt được mức an toàn cao nhất.
4. Ắc-quy (battery warning)
Thông thường sau khi bật khoá điện đèn này sẽ tắt sau vài giây, nếu tiếp tục sáng có nghĩ là bình ắc-quy của bạn đã yếu, không còn tích luỹ đủ điện năng đảm bảo cho xe hoạt động bình thường. Cần kiểm tra bình ắc-quy và khắc phục ngay để tránh trường hợp đề máy khó nổ.
5. Động cơ (check engine)
Khi động cơ xe gặp vấn đề kỹ thuật, không đảm bảo trạng thái ổn định thì đèn cảnh báo lỗi động cơ sẽ hiện lên. Khi phát hiện đèn này hiện trên táp-lô thì bạn nên mang xe đến các trạm bảo dưỡng hay garage để kiểm tra khác phục triệt để. Vào năm 2016, mẫu xe Mazda3 tại Việt Nam cũng đã bị đèn báo lỗi động cơ và gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài.
6. Nhiệt độ (engine overheat/coolant warning)
Nếu đèn báo xuất hiện, có nghĩa động cơ của xe đang bị quá nhiệt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quá nhiệt do xe chạy xuyên suốt trong thời gian dài không nghỉ, do thiếu nước làm mát động cơ hoặc một trong các bộ phân nước làm mát như quạt làm mát, van hằng nhiệt, cảm biến bị hư hỏng. Trường hợp này, người lái phải dừng xe, chờ cho nhiệt độ động cơ xuống thấp ở mức cho phép mới tiếp tục di chuyển.
7. Túi khí (airbag warning)
Hệ thống túi khí sẽ không hoạt động đúng theo thiết kế khi đèn này xuất hiện thường là màu đỏ. Rất có thể, túi khí không nổ khi xảy ra va chạm hoặc nổ bất thường mặc dù xe chẳng đụng vào đâu.
8. Đai an toàn (seatbelt warning)
Đèn báo hiệu dây an toàn luôn nổi màu đỏ kèm âm thanh tít tít (ở một vài dòng xe) sẽ xuất hiện khi người ngồi ở hàng ghế trước quên không thắt đai an toàn trong quá trình vận hành xe trên đường.
9. Nhiên liệu (lowfuel warning)
Đèn báo này dường như ai cũng biết đó là đèn báo mức nhiên liệu. Thường thì các dòng xe đều có đồng hồ riêng biệt để báo mức nhiên liệu. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người lái quên để ý thì rất dễ dẫn đến những tình huống “dở khóc dở cười” như hết xăng giữa đường, đặt biệt vào ban đêm hay những khu vực hẻo lánh không có trạm xăng.